Tài sản thương hiệu cá nhân
Đã cập nhật: 2 thg 11, 2021
Viết cho những người bạn! Ngoài 30 tuổi, nhiều bạn đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp, nhưng cũng có những bạn như đứng giữa ngã ba đường. Mình nên đi về đâu để tốt hơn, khá hơn? Tôi cũng đã từng là như thế! Dưới đây là tóm tắt một nội dung mà mình đã đọc, mình nghĩ là nó rất có ý nghĩa cho mỗi chúng ta. Bạn có biết mỗi người là một tài sản vô giá không?

Trước hết chúng ta cần hiểu thương hiệu cá nhân là gì? Đừng nhầm với hình ảnh cá nhân nhé!
Thương hiệu cá nhân là "bản sắc" của một người xung quanh một khái niệm nào đó
Thương hiệu sẽ hiệu quả hơn khi giao dịch với khách hàng
Phân loại giá trị thương hiệu
Có 4 cấu trúc tài sản thương hiệu cá nhân:
Tài sản liên quan đến kiến thức
Tài sản liên quan đến cảm xúc
Tài sản liên quan đến khách hàng
Tài sản liên quan đến năng lực
Tài sản thương hiệu cá nhân là thương hiệu của một cá nhân mà thông qua nó các giá trị gia tăng được tạo thêm. Mình hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé!
Tài sản liên quan đến kiến thức
Đó là năng lực cạnh tranh liên quan đến kiến thức mà cá nhân biết nó. Ví dụ: bí quyết, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền thiết kế, hoặc bằng cấp…
Những tài sản tri thức này có vai trò rất quan trọng để được công nhận là một chuyên gia. Ví dụ: bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán… những người này được công nhận là có kiến thức chuyên môn trên toàn quốc. Những người này được coi là có tài sản trí tuệ. Hơn nữa số lượng cũng có hạn nên đạt tính quý hiếm và được định giá cao
Chứng chỉ chỉ là chứng chỉ
Bằng cấp do nhà nước cấp chỉ là chứng chỉ, nó không thể hiện con người đó là người có có giá trị hay không. Nó chỉ là bạn có đủ điều kiện để có thể hành nghề, ví dụ như trường hợp bác sĩ, hay lái xe, thợ làm tóc. Nó không có nghĩa là bạn có tài sản kiến thức giá trị.
Có những người mặc dù không có bằng cấp gì nhưng họ để lại tài sản kiến thức rất giá trị ví dụ như nhà văn, nhà quản lý kinh doanh…
Hãy hiểu các nguyên tắc
Cấu trúc tài sản tri thức là gì? Ít nhất phải đầy đủ ba yếu tố sau đây:
Hiểu nguyên lý: không phải là việc bạn hiểu những gì đang xảy ra mà bạn cần hiểu các nguyên tắc cơ bản giải thích tại sao nó xảy ra. Ví dụ “Tôi đổ xăng vào xe, nhấn ga và nổ máy”. Nếu bạn hiểu nguyên lý thì là “ khi bạn đổ dầu vào nó sẽ đi qua bơm nhiên liệu và bộ lọc nhiên liệu, sau đó được hút vào động cơ, sau khi bạn nhấn ga một vụ nổ điện sẽ tạo ra nhiều không khí hơn, phun vào xi lanh quay, và khi nhiều không khí được phun vào thì sự bùng nổ sẽ tăng lên, kéo theo đó là công suất của động cơ tăng…”
Có khả năng đưa ra dự đoán: thông qua sự hiểu biết về các nguyên tắc bạn có khả năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để làm được điều đó bạn phải có hiểu biết về nguyên lý và có khả năng dự đoán.
Tính quý hiếm: phải tinh vi và sâu sắc đến nỗi đối thủ cạnh tranh không thể theo kịp. Biết những gì mà những người khác không biết mới tạo ra được giá trị tài sản. Chỉ có kiến thức của riêng bạn mới tạo ra giá trị như một tài sản.
Để nói rằng bạn có một tài sản tri thức bạn phải đáp ứng ba yêu cầu trên. Nói cách khác phải có sự hiểu biết về các nguyên tắc, phải có sức mạnh để dự đoán từ nó và cuối cùng phải có tính quý hiếm.
Có được những tài sản kiến thức này mang lại cho bạn lợi thế trong việc tạo ra thương hiệu cá nhân của riêng mình và giúp bạn dễ dàng được công nhận là một một chuyên gia. Nếu vậy bạn sẽ chọn mục tiêu tài sản tri thức như thế nào?
Hãy chọn lĩnh vực mà bạn đang làm tốt nhất. Bởi vì từ những thứ vốn có nếu nhìn từ những góc độ khác có thể mở ra những góc nhìn mới và khiến những người xung quanh ngạc nhiên.
Nếu bạn thích bạn sẽ biết, nếu bạn biết bạn sẽ nhìn thấy rõ
Nếu bạn thích bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn, hiểu nhiều và biết nhiều hơn. Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất để tạo ra một tài sản tri thức thực sự.
Hiểu quy trình
Ngoài ba yếu tố để trở thành chuyên gia kể trên, thêm một yếu tố quan trọng nữa là bạn phải hiểu quy trình. Nói cách khác là hiểu phương pháp và quá trình. Đó là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự khác biệt trong khả năng cạnh tranh của một người. Đó có thể là một trong những điểm ảnh hưởng lớn đến tài sản tri thức của một người.
Ví dụ: quá trình rèn sắt, theo quá trình khác nhau mà sắt có độ cứng và tính chất khác nhau. Tuy cùng là nguyên liệu đầu vào giống nhau, nhưng thành phẩm sắt được tạo ra khác nhau tùy vào quy trình sử dụng. Vậy nên quy trình và phương pháp thực sự là một trong những yếu tố rất quan trọng.
Tài sản liên quan đến cảm xúc
Tình cảm liệu có phải là một vũ khí cạnh tranh không? Gần đây tầm quan trọng của cảm xúc được bàn luận rất nhiều, hơn là tầm quan trọng của lý trí. Cách đây không lâu nhà tương lai học Alvin Toffler đã dự đoán trong một bài giảng rằng “thế kỷ 21, trong thời đại thông tin thì cảm xúc quan trọng không kém tri thức”. Tầm quan trọng của cảm xúc ngày càng cao. Ví dụ như South West Air Line, một trong những tiêu trí tuyển dụng của họ đó chính là tính hài hước. Tính hài hước không chỉ cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp mà còn gây ấn tượng với khách hàng bên ngoài dẫn đến hiệu suất quản lý cao hơn. Korean Air cũng đang nghiên cứu triết lý này.
Khi Johnson & Jobhnson so sánh hơn 350 nhà quản lý giỏi và kém, họ nhận thấy sự khác biệt về năng lực cảm xúc. Cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhân viên có năng lực cảm xúc cao sẽ làm việc tốt hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Do đó tầm quan trọng của năng lực cảm xúc và tài sản cảm xúc gần đây đã được nhấn mạnh. Tại sao? Sự cạnh tranh gay gắn chính là lý do chính. Trước đây khả năng cạnh tranh chỉ được đảm bảo bằng sức mạnh của lý trí, nhưng giờ đây việc đảm bảo khả năng cạnh tranh bằng sức mạnh này không còn dễ dàng nữa. Vì vậy một cách tự nhiên, chúng ta đã đi đến tình huống là không chỉ củng cố lý trí mà còn cả sức mạnh tình cảm. Tiếp theo là chúng ta cần xem xét năng lực cảm xúc và tài sản cảm xúc một cách hệ thống hơn một chút.
Con người chính là tài sản cảm xúc.
Cảm xúc đối lập với lý trí, và nó có nghĩa là một trải nghiệm tâm lý mà chúng ta chấp nhận bằng trái tim của mình. Lý trí nảy sinh từ cái đầu nhưng cảm xúc nảy sinh từ trái tim. Nói tóm lại đó chính là vẻ đẹp của con người.
Tài sản cảm xúc của tôi lớn bao nhiêu?
Cảm xúc đối lập với lý trí.
Lý trí theo đuổi mục đích nhưng tình cảm theo đuổi các mối quan hệ
Lý trí là logic nhưng tình cảm lại hài hước
Lý trí lạnh lùng nhưng tình cảm ấm áp
Lý trí cứng rắn nhưng tình cảm lại mềm mại
Lý trí nam tính nhưng tình cảm lại nữ tính
Lý trí có phân đoạn nhưng tình cảm thì mang tính liên kết
Lý trí tìm kiếm điều hơn lẽ thiệt, nhưng tình cảm tìm kiếm sự tin tưởng và tình yêu
Đây chính là những chi tiết của cảm xúc, nếu bạn có các chi tiết này bạn sẽ có tài sản cảm xúc. Ai sẽ có tài sản cảm xúc? Đó phải là một người có xu hướng chia sẻ, yêu thích các mối quan hệ, hài hước, ấm áp, dịu dàng, gắn kết và đáng tin cậy. Một người giàu cảm xúc sống tình cảm với những người xung quanh mà không nhận ra điều đó. Bởi vì có rất nhiều người hướng tới sự thông minh khiến thế giới trở nên ảm đạm và tình người cũng dần dần biến mất.
Hiện nay khả năng cạnh tranh của một công ty cũng được quyết định bởi cảm xúc, từ cảm xúc đang nổi lên như một chủ đề quan trọng trong quản lý doanh nghiệp ngày nay. Có vẻ như bạn sẽ thích một tổ chức tràn đầy năng lượng, nơi bạn cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng, vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc hơn là một công ty chỉ đeo đuổi hiệu quả quá lý trí. Một công ty như vậy trở thành “một nơi làm việc tuyệt vời”.
Công ty nào có khả năng cạnh tranh hơn về lâu dài? Ngay lập tức đó chính là những công ty có cảm nhận tích cực ngay cả khi nó không dẫn đầu thị trường. Do đó nếu các công ty không nghiêm túc trong việc quản lý cảm xúc của tổ chức họ có thể mắc phải một sai sót chết người trong khả năng cạnh tranh của mình.
Vậy làm thế nào để nâng cao tài sản cảm xúc?
Trước hết, điều quan trọng nhất là nhận biết rõ về bản thân. Rất khó để một người có thể nhận thức minh bạch về bản thân. Bởi vì bạn luôn muốn có nhận thức cao hơn về sự tồn tại của bạn. Nên bạn sẽ luôn làm sai lệch thông tin. Con người có xu hướng bóp méo và xử lý thông tin theo chiều hướng có lợi cho mình trong bất kỳ trường hợp nào.
Chính vì khuynh hướng ích kỷ này mà rất khó để có được nhận thức minh bạch về bản thân, và kết quả là bạn có nhận thức sai lệch về bản thân và người khác. Lúc nào cũng phô trương quá mức khiến bạn trở thành kẻ tự cao tự đại trong mắt người khác, một con người khác xa với vẻ đẹp của con người. Nếu bạn trở thành như vậy những người khác sẽ rời xa bạn. Bất kể bạn thông minh đến đâu, năng lực giải quyết vấn đề tốt cỡ nào, mọi người sẽ vẫn rời xa bạn. Vì bạn không có tình người. Vì vậy điều quan trọng nhất là phải nhận thức minh bạch về bản thân.
Điều thứ hai là bạn cần có nhận thức minh bạch về đối phương.
Điều thứ ba là luôn dành cho đối phương sự quan tâm. Loại bỏ các quan điểm cá nhân và hoàn toàn quan tâm đến người khác. Có câu nói “nhà chú mua đất tôi bị đau bụng”. Tại sao? Bởi vì bạn đang so sánh mình với người khác. Xung quanh mình có rất nhiều người như vậy. Khi bản thân mình chẳng là gì cả bạn sẽ thấy ghen ghét khi người khác làm tốt.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì sự chú ý của bạn là vào bạn, không phải vào người khác. Bạn không thích khi người khác làm tốt? Lúc này bạn nên làm gì? Hãy thừa nhận khi người khác làm tốt, khi người khác làm không tốt cũng hãy thừa nhận là không tốt. Có như thế tình cảm nảy sinh và thêm những mối quan hệ mới, khó khăn hay niềm vui có thể được chia sẻ cùng nhau.
Điều thứ tư là tính nhất quán. Phải hành động nhất quán thì mới xây dựng được niềm tin với nhau. Đôi khi tốt, nhưng đôi khi thật khó để tin tưởng người khác. Tính nhất quán thời kì đầu là rất quan trọng, có như vậy niềm tin mới xuất hiện và mối quan hệ mới được quản lý.
Tuy nhiên những phương pháp này nói thì dễ nhưng thực hiện lại rất khó.
Đầu thích lạnh
Ngực thì thích ấm
Đầu thích cứng
Ngực thích mềm mại
Đầu thích lo lắng
Ngực thích cầu nguyện
Đầu thích căng thẳng
Ngực thích thư giãn
Đầu thích đuổi bắt
Ngực thích hiểu
Đầu thích chạy
Ngực thích quay trở lại
Đầu thích sang trọng
Ngực thích thoải mái
Đầu thích quyền hành
Ngực thích tình yêu và sự nổi loạn
Đầu thích kết quả
Ngực thích quá trình
Đầu thích nói chuyện
Ngực thích im lặng
Đầu thích xếp hạng
Ngực thích vô tâm
Đầu thích đi trước
Ngực thích đi cùng nhau.
Đầu yêu thực tế
Ngực yêu những giấc mơ
Đầu yêu sự hài lòng
Ngực yêu sự thiếu sót
Đầu thích nhận
Ngực thích cho
Đầu thích khoe khoang
Ngực thích ẩn náu
Đầu thích lời khuyên
Ngực thích nước mắt
Đầu thích cá tính
Ngực thích sự hài hòa
Đầu thích niềm tin
Ngực thích chân thành
Đầu thích đánh giá
Ngực yêu sự kiên nhẫn
Đầu thích tính nhân
Ngực thích tính chia
Đầu thích hối hận
Ngực thích hi vọng
Đầu thích những thứ lớn lao
Ngực thích những điều nhỏ bé
Đầu thích thành công
Ngực thích tình yêu.
Tài sản liên quan đến khách hàng
Những luận ý về tài sản khách hàng
Doanh thu của một công ty đến từ sản phẩm (thương hiệu) hay đến từ khách hàng? Đương nhiên là đến từ khách hàng. Chính vì thế lập trường của các doanh nghiệp việc tạo dựng và duy trì nhóm khách hàng thân thiện đã trở nên vô cùng quan trọng. Nói cách khác, thay vì gặp gỡ khách hàng một lần, nó được giả định và duy trì như một mối quan hệ lặp lại để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn lặp đi lặp lại.
Đây chính là nơi xuất phát thuật ngữ “tài sản khách hàng”. Nói cách khác, khách hàng đồng nghĩa với việc nó có giá trị như một tài sản. Chính vì vậy tài sản khách hàng được định nghĩa gồm {Lợi nhuận cho đến nay} + {lợi nhuận mong đợi từ khách hàng sẵn có}. Nói cách khác tổng doanh thu dự kiến được tạo ra từ việc mua sản phẩm dịch vụ của công ty trong thời gian khách hàng có mối quan hệ với công ty.

Điều quan trọng nhất để tăng doanh thu dự kiến tiềm năng của khách hàng là gì? Việc giữ chân khách hàng có thể khiến cho chi phí tiếp thị được giảm xuống, mở rộng khả năng mua hàng từ hiệu ứng truyền miệng và lời khuyên.
Những khách hàng cốt lõi có thể gây ảnh hưởng đến khách hàng khác một cách tuyệt đối. Do đó việc quản lý một khách hàng cốt lõi thân thiện với doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn gấp 10 lần so với việc quản lý một khách hàng không thân thiện với doanh nghiệp của bạn. Nói cách khác quản lý tài sản khách hàng có nghĩa là duy trì và quản lý các mối quan hệ với khách hàng cốt lõi. Đối với công ty tài sản khách hàng có cấu trúc phức tạp hơn nhiều, nhưng đối với quan điểm thương hiệu cá nhân. Điều này là đủ.
Hãy quản lý khách hàng cốt lõi của bạn
Giá trị của một người được xác định bởi những người xung quanh họ nhìn nhận họ - khách hàng. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, giá trị của bạn được xác định bởi đồng nghiệp hoặc sếp của bạn, và nếu bạn là nhà văn, giá trị của bạn được quyết định bởi độc giả. Khách hàng chủ chốt của bạn thời điểm này là ai? Đó chính là những người đang quan tâm tích cực đến bạn. Vì vậy điều quan trọng hơn là duy trì mối quan hệ thân thiện với họ. Nếu bạn quản lý tốt những hiệu ứng tuyệt vời sẽ tự động xảy ra. Bạn không thể làm cho tất cả mọi người thích bạn. Tuy nhiên bạn có thể làm cho một vài người thích bạn. Đây chính là bản chất của việc quản lý tài sản khách hàng. Bằng cách đó, người ta sẽ có những lời truyền miệng tích cực về bạn.
Xây dựng mạng lưới các chuyên gia
Chúng ta hãy xem xét những khía cạnh để giữ chân khách hàng cốt lõi như sau:
Trước hết bạn cần tạo ra một mạng lưới các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Ví dụ nếu lĩnh vực bạn yêu thích là truyện tranh, bạn sẽ xây dựng mạng lưới với những người liên quan đến truyện tranh. Lúc này mạng lưới bạn cần không phải là việc chào hỏi kiểu công thức và thông lệ, có thể gọi là mạng lưới những anh trai, chị gái của mình. Không phải là một mạng lưới mà bạn biết ở mức độ vừa phải, không phải là mạng lưới bạn quá thân quen. Mà là đến gần hơn một chút sẽ giúp bạn khi bạn thực sự cần.
Mạng lưới có thể đưa ra lời khuyên có thể giúp ích cho bạn và cũng có thể chỉ trích bạn, cũng có thể giúp bạn đưa ra những ý tưởng mới. Hãy vào nhóm mà thực sự có thể giúp các cá nhân tiến bộ.
Để tạo ra một mạng lưới như vậy bạn cần chú ý và nỗ lực hơn hình thường một chút. Chẳng hạn như mỗi tuần bạn chọn một chuyên gia, và thành tâm quan tâm chú ý thì một mạng lưới khoảng 3-4 sẽ được tạo ra trong một tháng. Các phép tính số học sẽ là vô nghĩa nhưng với nỗ lực như vậy một mạng lưới gồm hai hoặc ba mươi chuyên gia sẽ được tạo ra trong vòng chưa đầy một năm. Lúc này điều quan trọng nhất là duy trì mối quan hệ với họ.
Như đã nói ở trên, nếu bạn có một mạng lưới mà bạn có thể coi là khách hàng cốt lõi như thế này sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn khi nói đến thương hiệu cá nhân. Nó sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn cần và sẽ là sức mạnh trong những lúc khó khăn. Ngoài ra, vì họ có cùng sở thích và hiểu rõ nhau nên mối quan hệ tin cậy giữa mọi người có thể nhanh chóng được tăng lên và tình đoàn kết cũng được cải thiện.
Cần có nội dung để duy trì mạng lưới
Tiếp theo bạn cần có nội dung của riêng mình để có thể duy trì và quản lý những khách hàng cốt lõi này. Về khía cạnh đó, sẽ rất hiệu quả khi tạo ra một trang chủ cá nhân, nơi bạn có thể quảng cáo thế mạnh của mình. Bạn có thể truyền đạt hiệu quả những điểm mạnh và ý tưởng của mình cho những khách hàng chính và những khách hàng thông qua Internet. Trước đây trong kỷ nguyên tương tự, các lượt truy cập cá nhân được sử dụng để thông báo về bản thân, nhưng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, bạn có thể quảng cáo bản thân hiệu quả hơn thông qua Internet. Nếu bạn tiếp tục làm điều này, mối quan hệ của bạn với khách hàng cốt lõi sẽ được củng cố hơn nữa, và sau một thời gian nhất định bạn sẽ tích lũy được tài liệu có thể dùng để xuất bản một cuốn sách. Đây là điều cần xem xét tích cực trong thời đại số.
Tài sản thương hiệu liên quan đến năng lực
Mỗi cá nhân có một năng lực đặc trưng. Ví dụ một người có một cách suy nghĩ rất độc đáo, một người khác hát hay, một người khác cơ thể rất mạnh mẽ, một người khác có sở trường làm người khác cười. Đây là phạm vi nằm ngoài những thứ như tri thức, cảm xúc, khách hàng. Những thứ vượt ra ngoài phạm vi tri thức, cảm xúc, khách hàng chính là cái gọi là “tài sản năng lực cá nhân”.
Tùy theo mỗi cá nhân mà năng lực này khác nhau. Bình thường chúng ta hay nói đến điểm mạnh hay điểm đặc biệt của một ai đó. Đây chính là tài sản năng lực.
Hãy sở hữu năng lực đặc biệt của bản thân: điều khiến họ trở nên đặc biệt là họ đã phát triển những khả năng phù hợp với bản thân. Điều này rất quan trọng, bạn phải có những thế mạnh và điểm riêng biệt,
Trong 4 loại tài sản thương hiệu cá nhân, tài sản liên quan đến năng lực có lẽ là quan trọng nhất.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có nhiều suy nghĩ lóe lên trong đầu rồi đúng không? Hãy bám lấy nó và bắt đầu xây dựng tài sản thương hiệu của bạn ngay. Nhưng hãy nhớ: tế nhị, tỉ mỉ, cẩn thận ngay từ đầu. Hãy suy nghĩ về thương hiệu của bạn, đặt mục tiêu và sau đó thực hiện một cách chi tiết và đi tới.
Còn nữa>